Monday 8 October 2007

Tham Nhủng ở Việt Nam là Một Ðại Quốc Nạn.

Chuyện Dài: Cần có Quyết Tâm của TOÀN DÂN VIỆT NAM

http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=6971

Báo Wall Street Journal: Phải Thay Chế Độ Độc Tài Mới Diệt Nổi Tham Nhũng ở Việt Nam.
[07/10/2007 -


Vietnam Review]NEW YORK 27-04-2006 (TH) - Muốn đối phó được nạn tham nhũng được gọi là “quốc nạn” tại Việt Nam, cần phải thay thế chế độ độc tài ở Hà Nội mới dứt khoát giải quyết được vấn đề.Ðó là nội dung bài phân tích của ông Carlyle Thayer đăng trên tờ Wall Street Journal trong số báo ra ngày Thứ Năm 27 Tháng Tư năm 2006. Nhật báo kinh tế tài chính Wall Street Journal là tờ báo có tầm ảnh hưởng quốc tế.Ông Thayer dựa vào sự kiện vụ án tham nhũng đang xảy ra ở Bộ Giao Thông Vận Tải Cộng Sản Việt Nam và Ban Quản Lý Các Dự Án (Cầu Ðường) PMU18 trực thuộc bộ này, để cho rằng hành động đối phó có tính cách riêng rẽ từng vụ tham nhũng sẽ không giải quyết được nạn tham nhũng ở Việt Nam. Bởi vì nó được chính đám cán bộ đảng viên cao cấp che chắn, móc nối với nhau để đục khoét.“Chỉ đối phó với từng vụ tham nhũng riêng rẽ khi chúng lộ ra sẽ không giải quyết được vấn đề.” Thayer viết. “Tình trạng tham nhũng lớn ở Việt Nam có trung tâm từ sự bảo trợ của những hệ thống gồm những đảng viên cao cấp, gia đình của họ và ngay cả trong luật lệ.”Lý cớ để ông bình luận như vậy là vì những hệ thống (quyền lực) đó nằm bên ngoài luật lệ. Mỗi khi có những vụ tham nhũng lớn bị phơi bày thì chúng đều được “chỉ đạo” giải quyết “bên trong cánh cửa”.Tổng Thanh Tra Chính Phủ Quách Lê Thanh, Tướng Công An Cao Ngọc Oánh, Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Ðào Ðình Bình cũng đều phải giải trình với ban cán sự đảng của Bộ Chính Trị về những sự việc tham nhũng liên quan đến cá nhân của họ.Thứ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Nguyễn Việt Tiến và Tổng Giám Ðốc PMU18 Bùi Tiến Dũng đều được Nông Ðức Mạnh giới thiệu vào trung ương để từ đó lên ghế bộ trưởng và thứ trưởng. Nhưng vụ thua cờ bạc hàng triệu đô la của “Dũng tổng” cuối năm ngoái đã làm bùng vỡ cả một hệ thống ngang dọc gồm những vịcó chức quyềntrong đảng Cộng Sản Việt Nam, từ móc nối, bao che, hợp tác để tham nhũng, ăn hối lộ.Sơ sơ, người ta thấy nhiều quan chức trong những hệ thống tư pháp, công an, hành chính, đều có phần trong vụ án Bùi Tiến Dũng.Kể cả vụ án PMU18 mà báo chí được loan tin, nhiều vụ án khác tham nhũng khác (như tham nhũng tại Tổng Thanh Tra Nhà Nước, Tổng Công Ty Dầu Khí Quốc Doanh, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Thủy Cung Thăng Long, vụ án Tăng Minh Phụng, Phùng Long Thất v.v..) đều chỉ được loan tin rất giới hạn.“Tham nhũng ở Việt Nam chỉ được chống từ rốn trở xuống.” Ông Phạm Quế Dương, đại tá hồi hưu, nguyên tổng biên tập tạp chí Lịch Sử Quân Ðội, từng phát biểu như vậy. Ông là một trong hai người đã làm đơn xin lập “Hội Nhân Dân Việt Nam Giúp Ðảng Và Nhà Nước Chống Tham Nhũng” năm 2001. Không những những ông Phạm Quế Dương và ông Trần Khuê không được lập hội mà còn bị sỉ nhục.Trong 5 năm qua, “12 ủy viên trung ương Ðảng đã bị kỷ luật vì liên quan tham nhũng. Nhưng rất ít trường hợp bị đem ra tòa xử tội. Cho dù họ bị đem ra tòa, vụ xử chỉ được kể rất qua loa trên hệ thống báo nhà nước vốn được kiểm soát chặt chẽ, ngược hẳn với tin tức tràn ngập của vụ án PMU18.” Ông Thayer viết.Khi xảy ra chuyện băng đảng Năm Cam lộng hành ở Sài Gòn, Trương Tấn Sang là bí thư thành ủy, Tướng Công An Bùi Quốc Huy là giám đốc Sở Công An thành phố (HCM), Trần Mai Hạnh là tổng biên tập tờ “Nhà Báo Và Công Luận”. Chuyện vỡ lở từ một bài báo tố cáo Hạnh ăn tiền của Năm Cam để tay này ra tù sớm. Cuộc điều tra bất đắc dĩ làm nổi lên một hệ thống chằng chịt từ công an, viên chức tư pháp, viên chức thành phố, dính líu “che dù” cho băng đảng làm ăn. Cuối cùng, năm 2003, Năm Cam bị án tử hình, Trần Mai Hạnh (lên chức giám đốc Ðài Phát Thanh Quốc Gia), Bùi Quốc Huy (lên thứ trưởng Bộ Công An) và Phạm Sỹ Chiến (phó viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao) chỉ bị án tù tượng trưng. Trương Tấn Sang tuy mất chức thành ủy lại về Hà Nội làm Trưởng Ban Kinh Tế của Bộ Chính Trị, nay vẫn là ủy viên Bộ Chính Trị. Ðể tránh cho báo chí đừng đào sâu thêm vào chi tiết của vụ án có thể bộc lộ nhiều hơn nữa, Nguyễn Khoa Ðiềm, Trưởng Ban Văn Hóa Tư Tưởng Trung Ương của Bộ Chính Trị, đã dằn mặt cả làng báo là “không được thông tin quá liều lượng” vì sẽ làm “mất đoàn kết nội bộ đảng” và “tiết lộ bí mật quốc gia.”“Thống kê thành tích chống tham nhũng của Ðảng không cho người ta căn cứ để lạc quan rằng chiến dịch chống tham nhũng hiện tại sẽ thành công hơn là những vụ án trước đây. Nói tổng quát, đảng Cộng Sản Việt Nam xác nhận tham nhũng là một trong 4 nguy cơ quan trọng nhất mà Ðảng, từ năm có đại hội Ðảng năm 1994, phải đối diện. Nhưng từ đó đến nay, 12 năm đã qua và đã có 2 kỳ đại hội đảng, tham nhũng ở cấp cao vẫn cứ diễn ra nhiều hơn bao giờ.” Thayer viết trên Wall Street Journal.Từ khi được đưa lên làm tổng bí thư nhiệm kỳ đầu năm 2001 đến nay, Nông Ðức Mạnh đã nhiều lần hô hò “kiên quyết” chống tham nhũng và trừng trị “bất cứ ai, không bao che”. Trong nhiều bản tin thông báo kết quả những phiên họp chính phủ hàng tháng, người ta đều thấy tường thuật Phan Văn Khải, thủ tướng chính phủ, nói “sắp tới” chính phủ sẽ “mạnh tay” với tham nhũng.Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên viên về Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, thường được báo chí quốc tế phỏng vấn, phân tích rằng kiểu chống tham nhũng đằng ngọn như ở Việt Nam hiện nay sẽ không giải quyết được gì. Muốn trừ được tham nhũng phải thay đổi chính trị.“Thay thế đảng Cộng Sản Việt Nam, đảng chống lại sự tách biệt quyền lực (hành pháp, lập pháp và tư pháp) và tùy thuộc vào sự thống trị độc đoán của một đảng, là cốt lõi vấn đề. Một nhóm nhỏ người không được (toàn dân) bầu lên lại nắm trọn quyền kiểm soát cả 3 ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp.” Ông Thayer viết. “Các cơ chế đó không hoạt động độc lập khỏi đảng (Cộng Sản Việt Nam) mà chỉ hành động khi những lãnh tụ cấp cao ra lệnh, khi nào thì phơi bày (chính trị hóa) một vụ tham nhũng một cách rầm rộ.”Ông cũng cho rằng “Cách hữu hiệu duy nhất” để đối phó tham nhũng “luồn sâu leo cao”